Cách lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp đúng chuẩn và đẹp mắt

Hiện nay có 2 loại khuôn cửa gỗ công nghiệp chính
5/5 - (1 bình chọn)

Khuôn cửa gỗ công nghiệp là yếu tố không thể thiếu để mang lại vẻ đẹp và độ bền của toàn bộ cửa. Thế nhưng, lắp đặt khuôn như thế nào cho đúng chuẩn? Cùng Famidoor tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Khuôn cửa gỗ công nghiệp là gì, có mấy loại?

Khuôn cửa gỗ công nghiệp là thành phần không thể thiếu khi lắp đặt cửa

Có thể nói cửa công nghiệp đang dần trở thành cái tên chiếm lĩnh thị trường khi nó được được ưa chuộng và ứng dụng nhiều nơi. Để lắp đặt sản phẩm này (dù là cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer, cửa HDF Laminate, cửa MDF,…) nhất định phải có khuôn. Vậy, khuôn cửa gỗ là gì, có mấy loại?

Là một bộ phận của cửa gỗ, khuôn cửa gỗ được gắn trực tiếp vào tường. Đồng thời, bản lề được lắp gắn với phần cánh cửa. Khuôn cửa gỗ có vai trò giữ cho cửa gỗ đứng vững và luôn chắc chắn khi cửa đóng mở.

Hiện nay có 2 loại khuôn cửa gỗ công nghiệp chính

Sở dĩ phần khuôn cửa gỗ rất quan trọng vì cửa gỗ rất nặng và khó lắp đặt, vì thế để lắp cửa người ta phải dùng tới khuôn để đỡ, làm giảm trọng tải của cửa. Đồng thời, khuôn còn có tác dụng đảm bảo cho cửa hoạt động bền lâu và chắc chắn.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại khuôn cửa gỗ công nghiệp chính là khuôn cửa đơn và khuôn cửa kép. Mỗi loại khuôn phù hợp với không gian và loại cửa khác nhau.

Xem thêm: Cửa gỗ công nghiệp có mấy loại? Giá cửa gỗ công nghiệp

Báo giá khuôn cửa gỗ công nghiệp

Khách hàng có nhiều lựa chọn về khuôn cửa gỗ công nghiệp

Khách hàng có nhiều sự lựa chọn về khuôn cửa gỗ công nghiệp. Có thể kể đến như: khuôn gỗ tự nhiên ghép thanh phủ Veneer sơn PU hoàn thiện, khuôn gỗ tự nhiên sơn PU hoàn thiện, khuôn gỗ tự nhiên phủ Laminate.

Giống như giá cửa gỗ công nghiệp, khuôn cửa gỗ công nghiệp có giá thành đa dạng, phụ thuộc vào loại gỗ, cấu tạo, thương hiệu…Mức giá dao động từ 250.000 – 500.000 (VND/MD).

Khuôn cửa gỗ công nghiệp có giá thành đa dạng

Trên thực tế, mức giá này có thể thay đổi theo từng công trình cụ thể cũng như bản vẽ chi tiết. Để nhận báo giá cụ thể kèm tư vấn và những chương trình ưu đãi cực hấp dẫn, bạn vui lòng liên hệ hotline: 0824.400.400.

Kích thước khuôn cửa gỗ công nghiệp

Mỗi loại khuôn cửa gỗ công nghiệp có kích thước khác nhau

Mỗi loại khuôn cửa gỗ công nghiệp sẽ có kích thước khác nhau. Theo đó, kích thước khuôn cửa đơn là 6cm x 13 – 14cm. Đây là loại khuôn cửa chỉ được sử dụng khi lắp cửa gỗ 1 cánh, như: cửa phòng ban công ty, cửa phòng ngủ, cửa phòng vệ sinh hay cửa thông phòng. Khuôn cửa đơn là lựa chọn lý tưởng cho những bức tường không quá dày.

Khuôn cửa gỗ công nghiệp đơn phù hợp với tường không quá dày

Khác với khuôn cửa đơn, kích thước của khuôn cửa kép lớn hơn, 6cm x 24 – 25cm. Loại khuôn cửa gỗ rộng bản hơn. Chính vì thế, khuôn cửa kép phù hợp với những bức tường dày để chống đỡ cho ngôi nhà. Do vậy, người ta thường sử dụng khuôn cửa kép khi lắp đặt cửa đôi hoặc cửa 4.

Khuôn cửa gỗ công nghiệp kép thường lắp với cửa 2 hoặc 4 cánh

Đa phần khuôn cửa kép được ứng dụng làm cửa đi gỗ công nghiệp 2 cánh. Với cửa đi 4 cánh thì người ta sử dụng loại khuôn cửa gỗ tự nhiên (thành phần có thể kể đến như: gỗ nghiến, gỗ tần bì, gỗ xoan, gỗ lim, gỗ sồi,…)

Xem thêm: TOP 5 xưởng sản xuất cửa gỗ công nghiệp tại TP HCM uy tín

Cách lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp đúng chuẩn và đẹp

FAMIDOOR là đơn vị có nhiều kinh nghiệm lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp

Với kinh nghiệm thực hiện hàng nghìn dự án lắp đặt cửa cho khách hàng tại TP HCM và khắp cả nước, FAMIDOOR giới thiệu đến bạn 2 cánh lắp đặt khuôn đúng chuẩn và đẹp nhất. Đây cũng là các cách phổ biến hiện nay.

Cách 1: Khuôn cửa được lắp đặt đồng thời khi xây tường

Khuôn cửa gỗ công nghiệp có thể được lắp đặt đồng thời khi xây tường

Với cách này, khuôn cửa gỗ công nghiệp được đặt trước và mang đến ngay trong quá trình xây nhà. Lúc này, thợ xây sẽ tiến hành đặt khuôn vào vị trí chính xác. Tiếp đó, họ xây tường bao xung quanh với mục đích để khuôn gắn chặt vào tường.

Lưu ý đối với cách lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp này là thanh ngang trên và dưới của khuôn sẽ rộng hơn phần tường khoảng nửa viên gạch. Phần chân cửa được chôn sâu xuống với khoảng cách tầm 5cm. Hai bên cửa cũng không quên chèn thêm gạch hoặc thép nhằm liên kết khuôn với tường.

Cách 2: Lắp đặt khuôn sau khi xây tường

Ta cũng có thể lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp sau khi xây tường

Với cách lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp này, công trình của bạn vẫn được xây dựng bình thường và để trống các lỗ cửa. Khuôn cửa được tính toán và lắp đặt sau.

Ở mép tường hai bên gỗ, nhất định phải gắn thêm nhiều viên gạch gỗ. Cứ cách 10 hàng gạch cần chôn 1 viên gạch gỗ. Lưu ý là các viên gạch gỗ này phải tẩm thuốc chống mục để đảm bảo độ bền của cửa. Lỗ cửa cũng cần phải xây rộng ra một chút để việc lắp đặt khuôn dễ dàng hơn.

Khi xây nhà xong và lỗ cửa hoàn thiện, ta dùng đinh dài gắn viên gạch với khuôn cửa. Khi đưa khuôn cửa vào vị trí chính xác thì dùng vữa trát đều bên ngoài nhằm mục đích gắn chặt với tường. Đồng thời, việc này nhằm lấp đi những khoảng trống.

So với cách thứ nhất, việc lắp đặt khuôn cửa gỗ công nghiệp sau khi xây tường có ưu điểm ít tốn thời gian. Tốc độ thi công công trình cũng sẽ nhanh hơn bởi hai công việc không ảnh hưởng đến tiến độ của 2 đội thợ.

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu thêm về khuôn cửa gỗ công nghiệp cũng như biết được cách lắp đặt khuôn chuẩn và đẹp. Nếu bạn cần tư vấn về giá cửa, giá khuôn cửa hay có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ FAMIDOOR qua hotline: 0824.400.400 để được hỗ trợ sớm nhất.

VIDEO GIỚI THIỆU MẪU CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP MDF ĐẸP PHỦ MELAMINE DÙNG LÀM CỬA VĂN PHÒNG, CỬA CĂN HỘ