Các cách liên kết gỗ công nghiệp là điều mà không phải ai cũng biết mặc dù sản phẩm này đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy, có những cách liên kết nào và tại sao phải liên kết gỗ? Cùng FAMIDOOR tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm liên kết gỗ có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, trên thực tế đây lại là từ ngữ rất quen thuộc trong ngành nội thất. Các thợ sản xuất gỗ đều sử dụng chúng hằng ngày trong việc làm nên đồ gỗ gia dụng như cửa, bàn, tủ, giường,…
Việc nắm được những kiến thức về liên kết gỗ như các cách liên kết gỗ, chỉ số tính toán liên kết gỗ,…sẽ giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm nội thất (cửa gỗ công nghiệp, tủ, bàn,…) chất lượng.
Vậy nên, nếu bạn còn thắc mắc về điều này thì sau đây là tất cả những điều quan trọng mà nên ‘’bỏ túi’’.
1. Mục đích liên kết gỗ
Trước khi tìm hiểu các cách liên kết gỗ, bạn cần biết mục đích của liên kết gỗ. Nói một cách dễ hiểu, việc liên kết kết cấu gỗ nhằm tăng chiều dài đồng thời mở rộng tiết diện hoặc đảm bảo sự truyền lực giữa các cấu kiện của kết cấu.
Điều này sẽ làm tăng độ cứng chung cho toàn bộ các thành phần gỗ. Bạn cũng cần hiểu thêm rằng, gỗ có lợi thế là rất dễ liên kết.
Xem thêm: TOP 10 MẪU CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP 2 CÁNH ĐẸP NHẤT THỊ TRƯỜNG
2. Các cách liên kết cửa gỗ công nghiệp
Có nhiều cách liên kết cửa gỗ công nghiệp khác nhau. Trong đó, 4 cách được sử dụng phổ biến hiện nay là: liên kết mộng, liên kết dán, liên kết chốt và liên kết chêm. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng cách.
- Liên kết mộng
Đây là liên kết có khả năng chịu ép mặt song không gây trợt cho vùng lân cận. Người ta thường dùng liên kết mộng ở những vị trí: vì kèo, đầu trụ cọc của cầu gỗ. Bên cạnh cửa gỗ công nghiệp, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp liên kết mộng tại những mẫu bàn ăn phong cách tân cổ điển hoặc bàn trà đẹp phong cách cổ điển.
Trong liên kết mộng, người ta còn chia ra thành 2 loại nhỏ: liên kết mộng 1 răng và liên kết mộng 2 răng. Liên kết mộng cũng là liên kết được dùng phổ biến nhất trong số 4 liên kết được nhắc đến trong bài viết này.
- Liên kết dán
Đây là cách liên kết dùng các loại keo dán để tạo nên những thanh có tiết diện khá lớn bằng cách dán nhiều tấm ván lại với nhau. Nhờ sự phát triển của keo dán, cũng như phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất gỗ thương mại, hiện nay liên kết này được sử dụng rất phổ biến.
Đối với cách liên kết này, khi làm việc các tấm gỗ được dán có thể bị trợt, bong lớp dán. Không chỉ cửa gỗ công nghiệp mà liên kết dán còn được sử dụng ở các bộ sofa băng, tủ kệ phòng khách cỡ lớn.
- Liên kết chốt
Loại chốt thường gặp trong cách liên kết cửa gỗ công nghiệp này là bulong, chốt tre, chốt gỗ, chốt đinh,…Khi làm việc, chốt sẽ chịu uốn còn mặt lỗ chốt sẽ chịu ép mặt. Liên kết chốt thường được sử dụng để nối dài các thanh gỗ.
- Liên kết chêm
Liên kết chêm tức là chêm thòng làm bằng gỗ. Các liên kết này có tác dụng làm tăng thêm phần diện tích thêm. Chêm cũng có tác dụng chống trượt giữa các nhân tố. Khi làm việc thì chêm chịu ép mặt đồng thời chịu trượt.
Trên đây là 4 cách liên kết cơ bản. Ngoài 4 cách này thì các thợ sản xuất có thể sử dụng các cách liên kết gỗ công nghiệp khác tùy theo dự án. Song, tất cả đều phải tuân theo những cách tính toán khoa học.
Xem thêm: TOP 5 ĐƠN VỊ THI CÔNG CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP TẠI TP HCM
3. Các chỉ số tính toán trong việc liên kết gỗ công nghiệp
Về mặt lý thuyết, các cách liên kết gỗ công nghiệp khá đơn giản. Nhưng, trong thực tế, việc liên kết khá phức tạp và phải được thực hiện dựa trên các chỉ số tính toán.
Dưới đây là một vài chỉ số quan trọng trong việc liên kết gỗ công nghiệp:
- em: Ứng suất do lực ép mặt gây nên
- Nem: Lực nén tính toán tác dụng lên diện tích chịu ép mặt
- Fem: Diện tích ép mặt
- r: Điều kiện trượt
- T: Ứng suất do lực trượt tính toán gây ra ở trên mặt trượt
- Ntr: Lực trợt tính toán trên mặt trượt
- R*: Cường độ chịu trượt tính toán trung bình theo phương dọc của thớ gỗ
- ltr: Chiều dài mặt trượt
- ị3 e: Hệ số tính trượt, độ lệch tâm của lực trượt
Hệ số trượt được tính bằng công thức sau:
– Khi rảnh mộng về một phía: e – 0,5/2; P = 0,25
– Khi rảnh mộng về hai phía: e = 0,25h/P = 0,125. Trong đó, h chính là chiều cao của tiết diện (về phía chiều sâu rãnh mộng).
- ktr: Hệ số giảm cường độ chịu trượt
Ngoài các chỉ số tính toán thì kỹ thuật cũng là những yếu tố cần thiết để việc liên kết gỗ được chính xác. Vậy nên, biết được các cách liên kết gỗ công nghiệp chưa đủ mà bạn cần có kinh nghiệm và sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nội thất và cửa, FAMIDOOR tự tin có thể khiến bạn hài lòng về điều này. Liên hệ: 0824.400.400 để nhận tư vấn miễn phí.
VIDEO GIỚI THIỆU LẮP ĐẶT CỬA LÙA TRƯỢT GỖ CÔNG NGHIỆP VÀ VÁCH NGĂN